Trong ký ức của bà Thiên Hương, cuộc gặp gỡ với luật sư Loseby vẫn như mới hôm qua (Ảnh tư liệu)
Những ngày này, căn biệt thự nằm sâu trong con ngõ nhỏ góc phố Nguyễn Du chợt ồn ào hơn hẳn. Rất nhiều lượt khách, vì hiếu kỳ và ngưỡng mộ, đã đến tận nơi mong được gặp cô gái nhỏ ngày nào đã từng 21 lần được gặp Bác.
Cô gái từng được Bác coi như người trong gia đình ấy giờ đã ở vào độ tuổi thất thập cổ lai hy nhưng những ký ức về người cha già kính yêu vẫn chưa hề phai nhạt.
Bà là bác sỹ Đỗ Thiên Hương, con của nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện, thư ký riêng tháp tùng Bác Hồ trong chuyến ngoại giao đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pháp năm 1946.
Học Bác từ những điều giản dị nhất
Mặc dù đã 72 tuổi, nhưng trong ký ức của bác sỹ Thiên Hương, những kỷ niệm về Bác vẫn chưa bao giờ phai nhạt. Đến tận bây giờ, bà vẫn tự nhủ phải học tập Bác từ những điều giản dị nhất.
Ký ức miên man đưa người bác sỹ già quay trở về mấy chục năm về trước khi vẫn còn là một cô gái ngây thơ. Một lần nọ, vào dịp Tết Nguyên đán sau giải phóng Thủ đô, cả gia đình cô bé Hương được đón Bác về thăm.
"Bao giờ tới nhà, Bác cũng có thói quen điểm mặt các thành viên trong gia đình tôi. Khi ấy, tôi đang sốt li bì nằm trên gác nên không thể xuống đón Người được. Bác đã lên gác, vào tận giường thăm hỏi," bà Hương bồi hồi nhớ lại.
Khi ấy, mặc dù còn rất mệt, nhưng khi vừa nhìn thấy Bác, Hương đã vui mừng vùng dậy, ôm chầm lấy Người và chỉ thốt lên được một câu: "Bác!" Vị cha già ôn tồn khuyên bảo Hương, và hứa mấy ngày nữa sẽ cho đón cả nhà lên thăm Bác. Nhưng đến ngày hẹn, cô bé Hương vẫn chưa khỏi ốm. Nhìn cả nhà được đi thăm Bác, Hương tủi thân bật khóc.
"Sau này tôi mới biết, mẹ tôi có đem chuyện này kể lại với Người. Bác hứa khi nào tôi khỏi thì sẽ đón lên chơi," bà Hương nói.
Tin được ra với Bác, được trò chuyện cùng vị lãnh tụ vĩ đại khiến cô bé Hương ngày đêm háo hức. Và rồi cuối cùng, thời khắc ấy cũng đã đến. Hương được vào Phủ Chủ tịch với Bác, được theo chân Người ra ao cá.
Trong con mắt trẻ thơ của Hương, hình ảnh bầy cá vàng quẫy đuôi giành thức ăn [những mẩu ruột bánh mỳ Bác để lại sau mỗi bữa sáng - PV] là một cảnh tượng vô cùng thú vị. Chưa bao giờ, cô thấy có nhiều cá đến vậy. Trong một khắc, Hương bỗng quên mình đang đứng cạnh Bác, reo lên sung sướng. Trìu mến nhìn đứa cháu nhỏ đang mê say với ao cá, Bác ân cần cười và bảo: "Thế hôm nay, Bác sẽ đãi cả gia đình cháu bữa cá nhé."
Đó có lẽ là bữa ăn đáng nhớ nhất trong suốt cuộc đời của bác sỹ Thiên Hương. Bà bảo: "Điều cảm động nhất là mặc dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn không quên lời hứa với một đứa trẻ."
Bà Hương vẫn cứ nhớ mãi một lần khác được gặp Bác. Hai Bác cháu đang ngồi, bỗng Người hỏi: "Cháu có biết khâu không ?"
- Dạ, thưa Bác có ạ ! – Hương trả lời.
Lập tức, Bác đưa cho Hương một đôi giày vải sẫm màu, đã có vết rách và hộp kim chỉ. Bác bảo:"Đôi giày này tuy dã cũ nhưng nếu khâu lại, Bác vẫn dùng được.”
Khâu xong, Hương được Bác tặng cho chiếc hộp nhôm đựng thuốc lá bác vẫn dùng để đựng kim chỉ. Và cho đến tận bây giờ, người bác sỹ già ấy vẫn cứ giữ chiếc hộp nhôm như một báu vật của cả cuộc đời mình.
Cuộc gặp gỡ lịch sử với luật sư Loseby
Cô gái từng được Bác coi như người trong gia đình ấy giờ đã ở vào độ tuổi thất thập cổ lai hy nhưng những ký ức về người cha già kính yêu vẫn chưa hề phai nhạt.
Bà là bác sỹ Đỗ Thiên Hương, con của nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện, thư ký riêng tháp tùng Bác Hồ trong chuyến ngoại giao đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pháp năm 1946.
Học Bác từ những điều giản dị nhất
Mặc dù đã 72 tuổi, nhưng trong ký ức của bác sỹ Thiên Hương, những kỷ niệm về Bác vẫn chưa bao giờ phai nhạt. Đến tận bây giờ, bà vẫn tự nhủ phải học tập Bác từ những điều giản dị nhất.
Ký ức miên man đưa người bác sỹ già quay trở về mấy chục năm về trước khi vẫn còn là một cô gái ngây thơ. Một lần nọ, vào dịp Tết Nguyên đán sau giải phóng Thủ đô, cả gia đình cô bé Hương được đón Bác về thăm.
"Bao giờ tới nhà, Bác cũng có thói quen điểm mặt các thành viên trong gia đình tôi. Khi ấy, tôi đang sốt li bì nằm trên gác nên không thể xuống đón Người được. Bác đã lên gác, vào tận giường thăm hỏi," bà Hương bồi hồi nhớ lại.
Khi ấy, mặc dù còn rất mệt, nhưng khi vừa nhìn thấy Bác, Hương đã vui mừng vùng dậy, ôm chầm lấy Người và chỉ thốt lên được một câu: "Bác!" Vị cha già ôn tồn khuyên bảo Hương, và hứa mấy ngày nữa sẽ cho đón cả nhà lên thăm Bác. Nhưng đến ngày hẹn, cô bé Hương vẫn chưa khỏi ốm. Nhìn cả nhà được đi thăm Bác, Hương tủi thân bật khóc.
"Sau này tôi mới biết, mẹ tôi có đem chuyện này kể lại với Người. Bác hứa khi nào tôi khỏi thì sẽ đón lên chơi," bà Hương nói.
Tin được ra với Bác, được trò chuyện cùng vị lãnh tụ vĩ đại khiến cô bé Hương ngày đêm háo hức. Và rồi cuối cùng, thời khắc ấy cũng đã đến. Hương được vào Phủ Chủ tịch với Bác, được theo chân Người ra ao cá.
Trong con mắt trẻ thơ của Hương, hình ảnh bầy cá vàng quẫy đuôi giành thức ăn [những mẩu ruột bánh mỳ Bác để lại sau mỗi bữa sáng - PV] là một cảnh tượng vô cùng thú vị. Chưa bao giờ, cô thấy có nhiều cá đến vậy. Trong một khắc, Hương bỗng quên mình đang đứng cạnh Bác, reo lên sung sướng. Trìu mến nhìn đứa cháu nhỏ đang mê say với ao cá, Bác ân cần cười và bảo: "Thế hôm nay, Bác sẽ đãi cả gia đình cháu bữa cá nhé."
Đó có lẽ là bữa ăn đáng nhớ nhất trong suốt cuộc đời của bác sỹ Thiên Hương. Bà bảo: "Điều cảm động nhất là mặc dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn không quên lời hứa với một đứa trẻ."
Bà Hương vẫn cứ nhớ mãi một lần khác được gặp Bác. Hai Bác cháu đang ngồi, bỗng Người hỏi: "Cháu có biết khâu không ?"
- Dạ, thưa Bác có ạ ! – Hương trả lời.
Lập tức, Bác đưa cho Hương một đôi giày vải sẫm màu, đã có vết rách và hộp kim chỉ. Bác bảo:"Đôi giày này tuy dã cũ nhưng nếu khâu lại, Bác vẫn dùng được.”
Khâu xong, Hương được Bác tặng cho chiếc hộp nhôm đựng thuốc lá bác vẫn dùng để đựng kim chỉ. Và cho đến tận bây giờ, người bác sỹ già ấy vẫn cứ giữ chiếc hộp nhôm như một báu vật của cả cuộc đời mình.
Cuộc gặp gỡ lịch sử với luật sư Loseby
Năm 1931, trong thời kỳ hoạt động cách mạng ở Hongkong, Bác Hồ đã bị cảnh sát nước này bí mật bắt giam. Thực dân Pháp khi đó đã vận động Cảnh sát Hongkong trục xuất Bác về Việt
Nhưng âm mưu của chúng đã không thể thực hiện được khi một luật sư người Anh có tên Loseby đã dùng tài năng và mối quan hệ của mình đứng ra bảo vệ Bác; sau đó giúp Bác rời khỏi Hongkong an toàn. Năm 1960, Bác đã mời những vị ân nhân của mình sang thăm Việt
Bà Hương còn nhớ khi ấy bà đang là sinh viên y khoa năm thứ nhất. Bà rất bất ngờ khi được vinh dự cùng Bác ra tận chân cầu thang máy bay đón luật sư và gia đình.
Trong ký ức của bà Hương vẫn in đậm những ngày tháng ấy. Ngày khách sang, trời mưa lất phất nhưng Bác vẫn cùng mọi người ra tận phòng khách của sân bay Gia Lâm.
Luật sư Loseby sang thăm Việt
Bác và luật sư Loseby ôm hôn nhau thắm thiết, 30 năm mới gặp lại nhau nên ai cũng bồi hồi. Bác giới thiệu Thiên Hương với vị ân nhân của mình: “Cháu gái đây là con gái của một gia đình tư sản yêu nước Việt
Đoàn luật sư được đưa về nghỉ tại một biệt thự có vườn hoa trên đường Nguyễn Du, bên cạnh hồ Thiền Quang. Bác cùng đi với đoàn, xem qua chỗ ăn ở và thân mật dặn dò mọi người nghỉ ngơi cho thoải mái trong những ngày ở thăm Việt
Trong những ngày ở Hà Nội, Bác đến thăm gia đình luật sư khá thường xuyên, nói chuyện với họ rất chân tình. Những lúc rảnh, Bác đưa những vị khách quý đi thăm một số nơi như Nhà máy Cơ khí Hà Nội, Trại nhi đồng miền
Nhớ lại những ngày được cùng Bác đón đoàn luật sư nước ngoài, bà Hương không giấu nổi xúc động: "Dù đã nhiều năm trôi qua nhưng những ấn tượng về Bác ngày đón luật sư Loseby vẫn vẹn nguyên trong tôi như ngày nào."
Năm nay, bà Hương đón sinh nhật lần thứ 120 của Bác giữa lòng thành phố mang tên Người. Từ miền
Sơn Bách (Vietnam+ )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét