(HBĐT) - Khu du tích lịch sử cách mạng tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình là Địa điểm Nhà máy in tiền đầu tiên của Chính phủ kháng chiến tại đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946- 1947), thuộc địa phận xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy). Di tích đã được Bộ Văn hóa- Thể thao và Du Lich ra Quyết định xếp hạng cấp Quốc gia năm 2007.
|
Cháu Kim Hoa kính tặng Ông -Bà
Cháu Kim Hoa kính tặng Ông -Bà Blog này, nơi Lưu giữ những bài viết về Cụ Đỗ Đình Thiện- Trịnh Thị Điền
Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013
Thăm Khu di tích Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê cũ
TỜ BẠC CỤ HỒ VÀ NHÀ TƯ SẢN TÊU NƯỚC
Sau Cách mạng Tháng Tám-1945, Nhà nước Việt Nam non trẻ ra đời. Ngay sau những ngày trứng nước đó, đất nước gặp vô vàn khó khăn, ngân khố quốc gia trống rỗng. Xây dựng một nền tài chính vững mạnh là yêu cầu rất cấp thiết để duy trì hoạt động của một chính quyền cách mạng. Trong bối cảnh đó, tờ giấy bạc đầu tiên của cách mạng, còn được gọi với cái tên rất ấn tượng là “tờ bạc Cụ Hồ” ra đời. Ít ai biết rằng, nhà máy in tiền này ra đời có một phần công lao không nhỏ của ông Đỗ Đình Thiện - một nhà tư sản yêu nước.
Nhà máy in tiền đầu tiên
Khi việc phải khẩn trương in tiền để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của cả xã hội trở nên gấp rút, một nan giải đặt ra cho cách mạng là sử dụng nhà máy in tiền như thế nào, ở đâu? Trong bối cảnh khó khăn đó, chính quyền cách mạng đã nhận được một sự giúp đỡ rất to lớn từ một nhà đại tư sản yêu nước ở Hà Nội. Đó là ông Đỗ Đình Thiện, người đã dám bỏ ra cả một gia tài khổng lồ để mua lại toàn bộ nhà in Taupin (nằm ở khu Cửa Nam - Hà Nội) của một ông chủ tư sản Pháp để hiến tặng cho cách mạng.
Căn cứ Chi Nê (Lạc Thủy – Hòa Bình) và nhà máy in tiền (ảnh tư liệu do ông Đỗ Long Vân, con trai út của nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện cung cấp)
|
Chính nhờ nhà máy in tiền này, những tờ giấy bạc đầu tiên của nước Việt Nam độc lập nhanh chóng được phát hành vào đúng dịp Tết Bính Tuất năm 1946. Cả quân Tưởng và quân Pháp đều điên cuồng tìm mọi cách phá hoại. Bởi vậy, đến cuối năm 1946, nhà máy in tiền được chuyển lên đặt bí mật tại chính đồn điền Chi Nê của gia đình ông Đỗ Đình Thiện để tiếp tục hoạt động.
Nhà máy in tiền đầu tiên của cách mạng nước ta là vũ khí trên mặt trận tài chính. Ngày 21-2-1947, Bác Hồ đã đến thăm nhà máy in tiền và dặn dò anh chị em đang vận hành những cỗ máy in tiền: “Hiện nay kẻ thù của chúng ta đang tìm các cơ sở kháng chiến như nhà máy này để đánh phá. Các chú phải giữ gìn bí mật”.
Quả nhiên, đúng như dự đoán của Bác, ngay ngày hôm sau, thực dân Pháp đã thả 8 quả bom xuống đồn điền Chi Nê, trong đó có 2 quả trúng nhà của ông Đỗ Đình Thiện. Trung tâm ấn loát bị trúng đạn. Kho cà phê và kho vật liệu bị cháy. Gia đình ông Thiện bị thiệt hại nặng.
Quả nhiên, đúng như dự đoán của Bác, ngay ngày hôm sau, thực dân Pháp đã thả 8 quả bom xuống đồn điền Chi Nê, trong đó có 2 quả trúng nhà của ông Đỗ Đình Thiện. Trung tâm ấn loát bị trúng đạn. Kho cà phê và kho vật liệu bị cháy. Gia đình ông Thiện bị thiệt hại nặng.
Nhà máy in tiền ở Chi Nê bị bắn phá. Bộ trưởng Lê Văn Hiến đã quyết định chuyển nhà máy lên Chiêm Hóa (Tuyên Quang) để tiếp tục in tiền phục vụ cuộc kháng chiến, xây dựng đất nước.
Chân dung nhà tư sản yêu nước
Trong những buổi đầu cách mạng và kháng chiến, ông Đỗ Đình Thiện mặc dù là một nhà đại tư sản nhưng luôn tìm cơ hội để giúp cách mạng nước ta. Từ khi còn là sinh viên của Trường Đại học Canh nông của Pháp, ông đã tham gia rải truyền đơn, tuyên truyền, kêu gọi sinh viên ủng hộ cách mạng. Chính vì lẽ đó, ông đã bị tù 4 tháng và bị trục xuất khỏi Pháp. Sau khi trở về nước, ông lập gia đình và vợ ông là bà Trịnh Thị Điền cũng tham gia hoạt động bí mật cho cách mạng. Từ những năm 1930, bà đã từng bị giặc bắt, tra tấn dã man và giam giữ 8 tháng.
"Đồng bạc Cụ Hồ" có mệnh giá 100 đồng, loại tiền giấy đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn được gọi là đồng tiền “con trâu xanh” (ảnh TL)
|
Trước Cách mạng Tháng Tám-1945, 2 ông bà là chủ một cửa hàng buôn bán tơ lụa lớn ở Hà Nội và một nhà máy dệt nằm giữa đồn điền lớn ở Chi Nê (huyện Lạc Thủy, Hòa Bình). Mặc dù buôn bán, làm ăn kiểu đại tư sản, nhưng tư tưởng ông luôn hướng về cách mạng. Trong những buổi đầu cách mạng, ông Thiện đã làm cả nước phải kinh ngạc khi đóng góp 2 vạn tiền Đông Dương cho Đảng (năm 1943), trong lúc ngân quỹ của Đảng chỉ còn… 24 đồng Đông Dương. Đến đầu năm 1945, vợ chồng ông lại tiếp tục đóng góp 10 vạn đồng Đông Dương và 100 lạng vàng cho “Tuần lễ vàng” vào tháng 8-1945... Bởi vậy, có nhiều người còn gọi ông là “túi tiền” của cách mạng!
Sau cách mạng, bước vào giai đoạn kháng chiến, đồn điền ở khu Chi Nê (Hòa Bình) của ông trở thành nơi nuôi dưỡng và che giấu cán bộ, bộ đội Cụ Hồ. Nhiều thời điểm, bộ đội đến ở đông tới mức mỗi ngày phải thịt một con bò mới đủ. Riêng vụ lúa mùa năm 1946-1947, gia đình ông đã ủng hộ 200 tấn thóc cho vệ quốc đoàn chiến khu 2.
Khi nhà máy in tiền bị địch đánh phá, cả gia đình ông Đỗ Đình Thiện cũng dắt nhau lên Việt Bắc, bỏ lại cả một đồn điền cà phê rộng hàng trăm héc-ta, hy sinh ngàn vạn cây vàng để theo cách mạng làm kháng chiến, điều mà không phải nhà tư sản nào cũng làm được. Trong nhật ký của mình, Bộ trưởng Lê Văn Hiến còn ghi rõ: “Trong cuộc kháng chiến này, sự hy sinh của gia đình ông Đỗ Đình Thiện đối với quốc gia là rất lớn”.
Khi nhà máy in tiền bị địch đánh phá, cả gia đình ông Đỗ Đình Thiện cũng dắt nhau lên Việt Bắc, bỏ lại cả một đồn điền cà phê rộng hàng trăm héc-ta, hy sinh ngàn vạn cây vàng để theo cách mạng làm kháng chiến, điều mà không phải nhà tư sản nào cũng làm được. Trong nhật ký của mình, Bộ trưởng Lê Văn Hiến còn ghi rõ: “Trong cuộc kháng chiến này, sự hy sinh của gia đình ông Đỗ Đình Thiện đối với quốc gia là rất lớn”.
Buổi ban đầu của nhà nước Việt Nam độc lập, các mệnh giá tiền được in bao gồm: 100 đồng, 5 đồng, 2 đồng, 1 đồng, 5 hào, 2 hào, 1 hào. Trong đó, 2 mệnh giá 5 hào, 1 đồng được in ấn trước bằng kim loại tại Viễn Đông Bác Cổ, Hà Nội (nay là Bảo tàng lịch sử Việt Nam). Đến ngày 31-1-1946, sắc lệnh phát hành tiền giấy trên toàn quốc được ban hành. Lần lượt các mệnh giá 5 đồng, 10 đồng, 100 đồng được ra đời.
Do máy móc thô sơ nên các tờ giấy bạc trông khá thủ công. Ông Đỗ Long Vân, trên 80 tuổi, hiện đang sống ở phố Nguyễn Du (Hà Nội), là con trai út của cụ Đỗ Đình Thiện, cho chúng tôi xem lại một tờ giấy bạc mệnh giá 100 đồng. Ông Vân bảo: “Tờ giấy bạc này còn được gọi là tờ bạc “con trâu xanh” vì một mặt in ảnh Bác Hồ, mặt còn lại in hình con trâu màu xanh và hai người nông dân khỏe mạnh đang làm ruộng”. Đó là những tờ giấy bạc đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và được đông đảo người dân đón nhận, sử dụng và trân trọng gọi bằng cái tên: “tiền Cụ Hồ”. |
DOANH NHÂN ĐỖ ĐÌNH THIỆN
|
Thăm nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam
Tại đây, những đồng tiền cách mạng đã được phát hành, để lại nhiều dấu ấn khó phai trong những ngày đầu giữ nước…
Địa điểm nhà máy in tiền đầu tiên của Chính phủ kháng chiến tại đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946 - 1947 ), thuộc địa phận xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; di tích đã được Bộ VH,TT&DL xếp hạng cấp Quốc gia năm 2007.
Khu di tích nhà máy in tiền trở thành điểm tham quan của nhiều người.
Khu di tích nhà máy in tiền trở thành điểm tham quan của nhiều người.
Nhà tư sản yêu nước
Nằm ven bờ sông Bôi hiền hòa, thơ mộng, đồn điền Chi Nê được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 của nhà tỷ phú người Pháp Bô-Ren. Đây là dải đất màu mỡ rộng tới 7.331ha với chiều dài 13 km, rộng hơn 9km. Tại đây, chủ đồn điền Bô- Ren đã xây dựng nhiều khu nhà kiên cố, khu chế biến cà phê, khu chuồng trại trâu bò. Cho đến năm 1943, Bô-Ren bán lại đồn điền cho gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện, nhà tư sản Việt Nam yêu nước với giá hai nghìn lượng vàng.
Trong những năm đầu độc lập, nước ta trong tình trạng khó khăn, ngân khố quốc gia gần như trống rỗng. Việc tổ chức in và phát hành giấy bạc tài chính Việt Nam là một chủ trương lớn có ý nghĩa quan trọng đối với nền tài chính nước nhà trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Trước khó khăn của chính quyền cách mạng non trẻ không có nhà in riêng để in tiền, ông Đỗ Đình Thiện đã đứng tên và bỏ tiền ra mua lại nhà in Tô - Panh của Pháp và hiến cho Chính phủ ta để lập nhà máy in tiền. Từ đó ta có nhà máy in tiền sản xuất ra những đồng tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lưu hành trên toàn quốc.
Trước tình hình quân Tưởng và thực dân Pháp tìm mọi cách bao vây, cướp phá cơ sở vật chất của ta, để đảm bảo an toàn bí mật phục vụ cho kháng chiến trường kỳ, vào tháng 3 năm 1946 đồn điền Chi Nê của gia đình ông Đỗ Đình Thiện đã được Chính phủ và Hồ Chủ tịch tin chọn làm nơi sơ tán Nhà máy in tiền, có thời điểm đồn điền đón trên 100 công nhân nhà in vào làm việc.
Những đồng bạc cách mạng
Nhà máy in tiền, trong buổi sơ khai của chính quyền cách mạng Việt Nam còn hết sức đơn giản. Máy móc chưa hiện đại nên cách thức in tiền cũng rất thô sơ: In lần lượt từng màu, số sê-ri, sau đó mới cắt. Mệnh giá lớn được in ốp-xét, mệnh giá nhỏ được in bằng máy sốp, ti pô. Lúc đó còn in cả các mệnh giá tiền 5 đồng, 2 đồng, 1 đồng, 5 hào, 2 hào, 1 hào.
Tại đây đã ra đời đồng bạc mệnh giá lớn nhất lúc bấy giờ là 100 đồng Việt Nam, còn được gọi là “tờ bạc trâu xanh” vì trên tờ bạc có hình con trâu màu xanh; in, cắt, đóng, đếm xong, tiền được cho vào hòm gỗ chất lên xe bò hoặc xe ngựa chuyển vào xóm Đồng Thung, xã Cố Nghĩa cất giữ rồi mới tỏa đi ra Bắc vào Nam.
Ngày 21/2/1947, trong chuyến về thăm, Bác Hồ đã động viên cán bộ, công nhân nhà máy in tiền: “Đây là Nhà máy in tiền của ta, các chú cần giữ gìn cẩn thận, phải thi đua nhau làm việc để in được nhiều tiền cho cả nước tiêu dùng và công cuộc kháng chiến cứu quốc. Cán bộ và công nhân trong nhà máy phải đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, phải hết sức chú ý bảo quản và tiết kiệm tiền bạc của nhân dân”. Tháng 4/1947, Pháp chuẩn bị tấn công đánh chiếm Hòa Bình, đồn điền Chi Nê bị bom tàn phá nghiêm trọng, Bộ Tài chính cho di chuyển toàn bộ nhà máy in tiền và Kho bạc lên căn cứ địa Việt Bắc.
Trải qua bao biến thiên của lịch sử và do tác động của thiên nhiên, một phần Khu di tích Nhà máy in tiền đã thay đổi, xuống cấp, nhiều di vật bị thất lạc. Nhằm phục dựng lại hình ảnh của đồn điền Chi Nê gắn với sự kiện lịch sử nhà máy in tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đồng thời tôn vinh những đóng góp của gia đình ông Đỗ Đình Thiện, năm 2010 Nhà nước đã thành lập Khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền và cho tiến hành đầu tư trùng tu, nâng cấp công trình.Tổng diện tích khu di tích rộng 15,5 ha với tổng mức đầu tư khoảng trên 270 tỷ đồng.
Bà Đinh Thanh Bình - Phó Ban Quản lý khu di tích huyện Lạc Thủy cho biết: Đến nay, giai đoạn 1 đã hoàn thành các hạng mục đầu tư mới như nhà đón tiếp, đường giao thông, trùng tu Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ năm 2011 đến nay, đã có trên 11.500 lượt khách đến tham quan, học tập và nghiên cứu tại khu di tích.
Theo Gia đình & Xã hội
Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013
Dấu ấn Đồn điền Chi Nê
(HBĐT) - Ngày 10/7, Nhà máy in tiền tại Đồn điền Chi Nê (xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình), nơi lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử được Bộ Văn hoá, Thông tin - Du lịch công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia.
|
Dấu ấn Đồn điền Chi Nê
“Lịch sử oai hùng”
|
Nằm phía Đông Nam tỉnh Hoà Bình, có vị trí cửa ngõ then chốt được nối với một số đường giao thông ®ường sông và đường bộ trọng yếu, Lạc Thuỷ là địa bàn thuận lợi đón tiếp và bảo vệ nhiều cơ quan Trung ương và đồng bào Hà Nội và các tỉnh đồng bằng về tản cư. Năm 1946, Chính phủ, Hồ Chủ tịch và Bộ Tài chính quyết định chọn Đồn điền Chi Nê của ông Đỗ Đình Thiện là một trong những cơ sở đặt Nhà máy in tiền của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Trong những năm đầy khó khăn thử thách, Việt Nam đang trong một nền tài chính non yếu, kiệt quệ do hậu quả của gần 100 năm dưới sự đô hộ của Thực dân Pháp. Năm 1946, theo yêu cầu cách mạng, Chính phủ ta phải có một nhà máy in tiền của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nhưng thực dân Pháp từ chối bán nhà in Tô-panh cho Chính phủ ta. Vì vậy, Bộ Tài chính quyết định nhờ ông Đỗ Đình Thiện đứng ra mua lại nhà in Tô-panh và hiến cho chính phủ để lập nhà máy in tiền. Từ đó, chúng ta có một nhà máy in tiền sản xuất ra những đồng tiền ®Çu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Lần đầu tiên trong lịch sử, đång tiền của nước Việt Nam độc lập đã ra đời và được lưu hành trên toàn quốc với sự đóng góp không nhỏ của anh chị em cán bộ, công nhân viên thuộc nhà máy in tiền của ở Đồn điền Chi Nê- mà Bác gọi thân mật là “Nhà máy in giấy bạc của chú Thiện”. Sự kiện lịch sử đó đánh dấu một mốc son chói lọi của nền tài chính tiền tệ Việt Nam .
Tờ bạc Tài chính cụ Hồ ra đời mang theo sứ mệnh lịch sử vô cùng quan trọng: góp phần đấu tranh tiền tệ với địch để bảo vệ nền độc lập dân tộc và trở thành vũ khí đấu tranh trên mặt trận kinh tế- tài chính -tiền tệ, loại bỏ đồng tiền Đông Dương của thực dân Pháp ra khỏi nước ta, góp phần quyết định vào việc cung cấp nhu cầu vật chất, lưu thông hàng hoá trong cuộc kháng chống Pháp trường kỳ của nhân dân ta.
“Sự cống hiến lớn lao”
Đến với Đồn điền Chi Nê, chúng ta còn thấy được những cống hiến vô cùng lớn lao của gia đình ông Đỗ Đình Thiện, một nhà tư sản giàu lòng yêu nước đã hi sinh sản nghiệp lớn lao của một gia tộc vì cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của Tổ quốc.
Không chỉ bỏ một số tiền lớn ra mua lại nhà in Tô-panh và hiến cho chính phủ, là nhà tư sản yêu nước, ông bà Thiện luôn ủng hộ và tìm cách giúp đỡ cách mạng khi có cơ hội thích hợp và đã nhiều lần gửi tiền cho quỹ đảng để tổ chức hoạt động cách mạng.
Trước tình trạng của đất nước trong giai đoạn sau giải phóng, Chính phủ ta đang gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, ông Đỗ Đình Thiện được Bác Hồ tin tưởng, giao cho phụ trách Quỹ Độc Lập nhằm thu góp số vàng trong nhân dân, gia đình ông đã góp 100 lạng vàng (trong khi cả nước quyên góp được hơn 300 lạng). Ông còn mua đấu giá bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do hoạ sĩ Nguyễn Sáng vẽ với giá 1 triệu đồng Đông Dương và tặng ngay cho Uỷ ban Kháng chiến hành chính Hà Nội, biến cuộc đấu giá trở thành lễ rước chân dung Chủ tịch, cổ vũ rất lớn lòng tin yêu đối với lãnh tụ.
Không những thế, sau khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, phong trào Nam tiến hướng về miền Nam, chi viện sức người, sức của cho cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở nam vĩ tuyến 16 bùng lên mạnh mẽ, công tác đảm bảo hậu cần cho các đoàn quân Nam tiến chủ yếu dựa vào sự đóng góp, hỗ trợ của nhân dân. Chính trong thời gian này, Đồn điền Chi Nê của ông Đỗ Đình Thiện không chỉ trở thành một địa chỉ dừng chân cho một số đơn vị giải phóng trên đường hành quân đánh giặc mà còn là cơ sở cung cấp lương thực, thực phẩm, trú quân cho các đơn vị lực lượng vũ trang 2 và còn là “binh trạm” cho các đơn vị giải phóng quân, vệ quốc đoàn, “trạm giao liên” nơi dừng chân của nhiều cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước. Riêng vụ mùa 1946-1947, ông bà Thiện đã ủng hộ Vệ quốc đoàn Chiến khu 2 toàn bộ sản lượng thóc trong vụ mùa đó của cả đồn điền là 200 tấn để nuôi quân.
Tấm lòng cao cả của ông bà Đỗ Đình Thiện đã trở thành một bài học vô cùng ý nghĩa không chỉ với con cháu mà còn với tất cả mọi người, đó là bài học về tinh thần xả thân vì Tổ Quốc, tấm lòng vì dân tộc, thát độ sống cao quý không màng danh lợi mà vị tình nghĩa, vị nhân sinh.
Năm 1947, Đồn điền Chi Nê còn vinh dự được đón Bác Hồ về tham và nghỉ lại tại ngôi nhà trung tâm của đồn điền hai ngày 19 và 21/2. Tại nơi đây, Bác đã an ủi động viên, dạy bảo ân cần cán bộ công nhân viên và nhân dân huyện Lạc Thuỷ làm cho nh©n d©n càng vững tin vào đường lối cách mạng của Đảng, cổ vũ mọi người trong phong trào thi đua đánh giặc của nhân dân, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Chiến tranh đã lùi lại 30 năm những dấu ấn của nó còn in đậm lại nơi đây như nhắc nhở chúng ta về một thời kỳ lịch sử. Đồn điền Chi Nê không chỉ là chứng tích về một con người, một gia đình mà còn là chứng tích về một thời kỳ cách mạng hào hùng của cả dân tộc và ngày nay, chúng ta cần gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị to lớn đó.
Hồng Tú
Người hiến cả gia tài cho cách mạng
- Vietnamnet
- Chuyện lạ về tiền Việt Nam - 22/10/2012 - Vietnamnet
- Ông Đỗ Đình Thiện sinh năm Giáp Thìn tại Hà Nội. Với tài kinh doanh, gia đình ông đã chuyển qua nhiều nghề và nghề nào cũng thành công. Có thể nói gia đình ông Thiện đã hiến hết của gia tài cho cách mạng.
Kinh doanh để hoạt động cách mạng
Ông Đỗ Đình Thiện sinh năm Giáp Thìn tại Hà Nội. Năm 1927-1932, ông du học tại trường canh nông ở Toulouse (Pháp) và thời gian này ông đã gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Cuối năm 1931, ông bị bắt trong một lần chuyển tài liệu bí mật của Đảng cho các thủy thủ người Việt chuyển về Việt Nam. Sau khi bị đưa trở về Đông Dương, ông kết hôn với bà Trịnh Thị Điền, người mà ông đã hẹn ước.
Vợ ông cũng là người phụ nữ biết lo toan việc nhà từ tấm bé và cũng nặng lòng vì nước. Năm 1929, khi mới 17 tuổi, bà đã được đứng trong tổ chức cộng sản (Đảng Tân Việt). Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, bà đã thoát ly gia đình xuống hoạt động cách mạng ở Hải Phòng, nhận nhiệm vụ quản lý vũ khí, tài liệu, làm giấy thuế thân, căn cước giả cho các đồng chí hoạt động, làm giao liên giữa Hà Nội – Hải Phòng - Hòn Gai.
Tháng 2/1931, bà bị mật thám bắt. Dù bị tra tấn dã man nhưng bà không hề nhận tham gia cách mạng. Bà đã tuyệt thực 7 ngày để phản đối tra tấn phụ nữ, buộc chúng phải đưa về nhà thương Phủ Doãn điều trị. Không có chứng cứ để buộc tội, tháng 11/1931, Pháp phải trả tự do cho bà. Ngay sau khi ra tù, bà tiếp tục liên hệ để tiếp tế tiền, thức ăn, giấy bút cho các đồng chí bị giam ở nhà lao Hỏa Lò, góp phần để các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Tạo vượt ngục trong đêm Noel 1931.
Bị quản thúc chặt chẽ, không trực tiếp hoạt động cách mạng được, ông bà Đỗ Đình Thiện chuyển sang làm kinh tế, trước tiên là để nuôi sống gia đình, sau đó là để ủng hộ cách mạng khi có thời cơ. Thực tế hoạt động đã cho họ hiểu rằng, để làm cách mạng cũng cần phải có tiền.
Để có tiền, bà Thiện đã nhận tơ của các thương nhân người Hoa rồi mang vào chợ Hà Đông bán kiếm lời. Còn ông Thiện chung vốn với bạn bè buôn gỗ. Dần dần, do giữ được chữ tín, bà Thiện buôn lớn dần lên, rồi mở tiệm buôn tơ ở 54 Hàng Gai (Hà Nội), ngôi nhà mẹ ông Thiện để lại.
Năm 1941, ông bà Thiện mua lại nhà máy dệt Gia Lâm của ông Hương Ký, một tư sản nổi tiếng thời bấy giờ với giá 3 vạn đồng Đông Dương, với chủ đích tạo ra những sản phẩm có giá thấp để chiếm lĩnh thị trường. Một lần, có chuyến tàu Nhật Bản chở tơ lụa nhân tạo sang bán. Lúc đó, người Việt Nam chưa biết đến sản phẩm này, nên không ai dám mua. Ông bà Thiện lại nghĩ khác: Nhật là nước phát triển, không lẽ tơ của họ lại không dùng được. Vậy là ông bà mạnh dạn mua cả tàu hàng. Khi biết ông bà có nhà máy dệt, người Nhật hết sức thân tình trong việc cung cấp nguyên liệu.
Ông Đỗ Đình Thiện |
Vào những năm ấy, do canh tằm thất bát nên giá tơ tăng từng ngày. Lụa được dệt ở Gia Lâm, bán ở Hà Nội rồi gửi tàu hỏa vào bán ở Sài Gòn, thu lại nguồn lợi nhuận đáng kể.
Đến năm 1943, ông bà Thiện đã quyết định mua lại đồn điền Chi Nê (Lạc Thủy, Hòa Bình) từ một ông chủ người Pháp với giá 1 triệu đồng Đông Dương (tương đương khoảng 2000 lượng vàng) rộng 2000 mẫu ruộng. Là cơ sở do hai chú cháu điền chủ người Pháp H. Borel khởi tạo trong suốt 40 năm có chiều dài khoảng 13km và chiều rộng khoảng 9km, sản phẩm chính cà-phê. Đồn điền còn có 2000 mẫu ruộng, và cũng chăn nuôi nhiều gia súc với hàng nghìn con trâu, bò, cừu, dê. Trong ý định của ông bà, sẽ chuyển nhà máy dệt về đây khi chiến tranh xảy ra và đây cũng sẽ là cơ sở che dấu các cán bộ cách mạng đang bị truy lùng.
Bà Trịnh Thị Điền |
Kinh doanh phát đạt, nhưng ông bà không quên nhiệm vụ người đảm bảo tài chính cho Đảng. Căn nhà 54 Hàng Gai trở thành địa chỉ tin tưởng cho các nhà lãnh tụ cách mạng như Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh, Nguyễn Tạo, .... Năm 1943, ông Nguyễn Lương Bằng vượt ngục Sơn La, bắt liên lạc với ông Vũ Đình Huỳnh, rồi giả làm người buôn tơ tìm đến ông bà Thiện. Khi nghe Nguyễn Lương Bằng - vốn là bạn tù với bà Điền những ngày ở Hải Phòng - nói Đảng đang cần tiền, ông bà Thiện đã mở tủ trao ngay 3 vạn đồng Đông Dương.
Về sự kiện này, năm 1972, khi tiếp ông bà Thiện tại nhà riêng, đồng chí Trường Chinh nhắc lại “Khi nhận được số tiền 3 vạn đồng anh chị gửi cho qua anh Nguyễn Lương Bằng, quỹ Đảng chỉ còn 24 đồng”. Đầu năm 1945, đồng chí Nguyễn Lương Bằng lại viết thư gửi ông bà Đỗ Đình Thiện: “Đảng đang rất cần tiền, nếu có xin gửi ngay”. Bà Thiện đã viết giấy đưa ông Vũ Đình Huỳnh đến một hãng buôn chủ là người Hoa, bạn hàng của bà, lấy 100.000 đồng Đông Dương để chuyển cho quỹ Đảng…
Lo cơ sở in tiền quốc giaSau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám, chính quyền cách mạng mới thành lập đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách. Chính trong thời điểm ngặt nghèo này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký Nghị định số 1 (1/9/1945) cử ông Đỗ Đình Thiện đến Ngân hàng Đông Dương rút số tiền 2,5 triệu đồng để chi vào việc khẩn cấp. Ba hôm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Quốc lệnh số 4, Lập Quỹ Độc Lập và mở Tuần Lễ Vàng “để thu nhận các món tiền và đồ vật mà nhân dân sẵn lòng quyên góp cho chính phủ để ủng hộ nền độc lập quốc gia”.
Ông Đỗ Đình Thiện được cử làm phụ trách quỹ Trung ương ở Hà Nội. Là người giữ trọng trách, ông bà Thiện đã tích cực vận động nhân dân, đặc biệt là giới công thương đóng góp vào Quỹ Độc Lập và Tuần Lễ Vàng. Bản thân ông bà đã gương mẫu, đi đầu trong đóng góp 100 nghìn đồng Đông Dương vào Quỹ Độc Lập và 100 lạng vàng vào Tuần Lễ Vàng.
Hồi đó, nhằm biểu thị lòng tin tưởng của nhân dân đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh, chống lại những âm mưu xuyên tạc của các thế lực thù địch, đồng thời để tăng ngân sách cho chính quyền cách mạng, một cuộc bán đấu giá bức tranh vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức trong buổi bế mạc Tuần Lễ Vàng (23/9/1945). Ông Đỗ Đình Thiện đã chủ động trả 1 triệu đồng để mua bức tranh. Ngay sau khi mua được, ông tuyên bố tặng lại cho thành phố Hà Nội. Vậy là cuộc đấu giá biến thành đám rước chân dung về treo ở trụ sở Ủy ban Thành phố, trở thành cuộc biểu dương lực lượng.
Những ngày cách mạng mới thành công, ngôi nhà 54 Hàng Gai trở thành “Nhà khách chính phủ”, nhiều cán bộ như ông Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt, Bùi Lâm, Bùi Công Trừng, Dương Bạch Mai... đã thường xuyên qua lại, nghỉ ngơi, làm việc, tiếp khách. Phái đoàn Nam Bộ, Phái đoàn phụ nữ Nam Bộ cũng được đón tiếp chu đáo tại đây. Rồi ông bà còn đứng ra giúp Chính phủ tiếp các vị khách đặc biệt như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Cựu hoàng Bảo Đại, Hoàng Thân Xuphanuvong (Lào).
Là trí thức được đào tạo ở Pháp, lại thành đạt, nổi tiếng trong kinh doanh, ông Đỗ Đình Thiện được cử là thành viên của Hội đồng quản trị Đại học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông đã tài trợ tiền cho việc tổ chức một lớp đào tạo hàng trăm cán bộ thanh niên trong ba tháng.
Cũng trong thời gian này, ông bà đã dành Nhà in Tô-panh của mình để cho Chính phủ in tiền. Từ tháng 3 năm 1946, quân Tưởng và Pháp liên tục gây hấn, khiêu khích tìm mọi cách phá hoại cơ sở cách mạng của ta. Để bảo đảm cho việc in tiền, đồng chí Lê Văn Hiến, lúc này là Bộ trưởng Tài Chính, ra lệnh sơ tán một bộ phận của nhà in lên đóng tại đồn điền Chi Nê của gia đình ông Đỗ Đình Thiện. Tháng 11/1946, tình hình căng thẳng hơn, để bảo vệ cho việc in tiền, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra lệnh tháo dỡ, vận chuyển toàn bộ máy móc còn lại ở Hà Nội lên đồn điền Chi Nê.
Tại đây, gia đình ông đã dành một địa điểm thích hợp, đồng thời cho mượn nhà xưởng, máy điện, nước của đồn điền Chi Nê cùng một số kho tàng để đặt nhà máy in. Được sự giúp đỡ của gia đình ông Đỗ Đình Thiện, nhà máy in tiền sớm ổn định được cuộc sống và tổ chức, nhanh chóng tiếp tục sản xuất, in tiền phục vụ công cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong chuyến công tác vào Thanh Hóa đầu năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dừng chân nghỉ tại đồn điền này.
Phát hiện cơ sở in tiền, ngày 24/2/1947, máy bay Pháp đã oanh tạc đồn điền này. Trong hồi ký của mình, Bộ trưởng Lê Văn Hiến viết: “Số thiệt hại về người và máy móc thì không có gì nhưng về vật liệu trong đó thì cũng khá quan trọng, kể cũng đến non hai triệu đồng,.... hai vựa cà phê của ông Đỗ Đình Thiện bị tiêu ra tro, cháy trong 1 tuần lễ vẫn chưa tắt. Trong cuộc kháng chiến này, sự hi sinh của gia đình Đỗ Đình Thiện đối với quốc gia rất lớn, một sự nghiệp to tiêu tan không mấy chốc".
Khi được báo cáo về sự oanh tạc của máy bay Pháp vào đồn điền Chi Nê, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi cho gia đình ông Đỗ Đình Thiện: "Chú thím Thiện. Được tin chú thím, nhà Hiền và các cháu đều bình an, tôi rất vui lòng. Mất của cải không sợ. "Còn trời còn nước còn non, thì còn của cải bà con họ Hồ". Kháng chiến thành công, ta làm ra của khác, chắc chắn hơn”.
Chỉ ít ngày sau trận oanh tạc của máy bay Pháp vào đồn điền Chi Nê, ông Đỗ Đình Thiện đã đưa cả gia đình lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến. Đồn điền Chi Nê được giao lại cho Ban Kinh Tài của Đảng quản lý. Như vậy, có thể nói gia đình ông Thiện đã hiến hết của gia tài cho cách mạng.
Vân Hằng
Tags: Đỗ Đình Thiện, Hà Nội, Đông Dương, Chi Nê, Hồ Chí Minh,Nguyễn Lương Bằng, Giáp Thìn, Tuần Lễ Vàng, Hải Phòng, Hàng Gai, Đảng Cộng, Gia Lâm, Nam Bộ, Lê Văn Hiến, Nguyễn Tạo, Đỗ Đình, Quỹ Độc Lập, Trịnh Thị Điền, Nhật Bản, Sài Gòn, Thanh Hóa, Hà Đông, Sơn La, Trường Chinh, Huỳnh Thúc Kháng, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Hỏa Lò, Tháng Tám, Bảo Đại, Việt Bắc, Tài Chính, Hòn Gai, Việt Nam Dân, Tân Việt, Phủ Doãn, Lạc Thủy, Hoàng Thân, Văn Đồng, HOÀNG QUỐC, Hương Ký, Dương Bạch Mai, Bùi Công Trừng, Vũ Đình Huỳnh, Bùi Lâm, Nguyễn Vân Hằng,kinh tài, Đình Thiện, Lập Quỹ Độc
Đỗ Đình Thiện: người hiến cả gia tài cho cách mạng
Người hiến cả gia tài cho cách mạng
Ông Đỗ Đình Thiện sinh năm Giáp Thìn (1904) tại Hà Nội. Với tài kinh doanh, gia đình ông đã chuyển qua nhiều nghề và nghề nào cũng thành công. Có thể nói gia đình ông Thiện đã hiến hết của gia tài cho cách mạng.
Kinh doanh để hoạt động cách mạng
Ông Đỗ Đình Thiện sinh năm Giáp Thìn (1904) tại Hà Nội. Năm 1927-1932, ông du học tại trường canh nông ởToulouse (Pháp) và thời gian này ông đã gia
nhập Đảng Cộng sản Pháp. Cuối năm 1931, ông bị bắt trong một lần chuyển tài
liệu bí mật của Đảng cho các thủy thủ người Việt chuyển về Việt Nam . Sau khi bị
đưa trở về Đông Dương, ông kết hôn với bà Trịnh Thị Điền, người mà ông đã hẹn
ước.
Ông Đỗ Đình Thiện sinh năm Giáp Thìn (1904) tại Hà Nội. Với tài kinh doanh, gia đình ông đã chuyển qua nhiều nghề và nghề nào cũng thành công. Có thể nói gia đình ông Thiện đã hiến hết của gia tài cho cách mạng.
Kinh doanh để hoạt động cách mạng
Ông Đỗ Đình Thiện sinh năm Giáp Thìn (1904) tại Hà Nội. Năm 1927-1932, ông du học tại trường canh nông ở
ÔNG :ĐỖ ĐÌNH THIỆN
Vợ ông cũng là người phụ nữ biết lo toan việc
nhà từ tấm bé và cũng nặng lòng vì nước. Năm 1929, khi mới 17 tuổi, bà đã được
đứng trong tổ chức cộng sản (Đảng Tân Việt). Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương
ra đời, bà đã thoát ly gia đình xuống hoạt động cách mạng ở Hải Phòng, nhận
nhiệm vụ quản lý vũ khí, tài liệu, làm giấy thuế thân, căn cước giả cho các
đồng chí hoạt động, làm giao liên giữa Hà Nội – Hải Phòng - Hòn Gai.Tháng 2/1931, bà bị mật thám bắt. Dù bị tra tấn dã man nhưng bà không hề nhận tham gia cách mạng. Bà đã tuyệt thực 7 ngày để phản đối tra tấn phụ nữ, buộc chúng phải đưa về nhà thương Phủ Doãn điều trị. Không có chứng cứ để buộc tội, tháng 11/1931, Pháp phải trả tự do cho bà. Ngay sau khi ra tù, bà tiếp tục liên hệ để tiếp tế tiền, thức ăn, giấy bút cho các đồng chí bị giam ở nhà lao Hỏa Lò, góp phần để các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Tạo vượt ngục trong đêm Noel 1931.
Bị quản thúc chặt chẽ, không trực tiếp hoạt động cách mạng được, ông bà Đỗ Đình Thiện chuyển sang làm kinh tế, trước tiên là để nuôi sống gia đình, sau đó là để ủng hộ cách mạng khi có thời cơ. Thực tế hoạt động đã cho họ hiểu rằng, để làm cách mạng cũng cần phải có tiền.
Để có tiền, bà Thiện đã nhận tơ của các thương nhân người Hoa rồi mang vào chợ Hà Đông bán kiếm lời. Còn ông Thiện chung vốn với bạn bè buôn gỗ. Dần dần, do giữ được chữ tín, bà Thiện buôn lớn dần lên, rồi mở tiệm buôn tơ ở 54 Hàng Gai (Hà Nội), ngôi nhà mẹ ông Thiện để lại.
Năm 1941, ông bà Thiện mua lại nhà máy dệt Gia Lâm của ông Hương Ký, một tư sản nổi tiếng thời bấy giờ với giá 3 vạn đồng Đông Dương, với chủ đích tạo ra những sản phẩm có giá thấp để chiếm lĩnh thị trường. Một lần, có chuyến tàu Nhật Bản chở tơ lụa nhân tạo sang bán. Lúc đó, người Việt
Vào những năm ấy, do canh tằm thất bát nên giá tơ tăng từng ngày. Lụa được dệt ở Gia Lâm, bán ở Hà Nội rồi gửi tàu hỏa vào bán ở Sài Gòn, thu lại nguồn lợi nhuận đáng kể.
Đến năm 1943, ông bà Thiện đã quyết định mua lại đồn điền Chi Nê (Lạc Thủy, Hòa Bình) từ một ông chủ người Pháp với giá 1 triệu đồng Đông Dương (tương đương khoảng 2000 lượng vàng) rộng 2000 mẫu ruộng. Là cơ sở do hai chú cháu điền chủ người Pháp H. Borel khởi tạo trong suốt 40 năm có chiều dài khoảng 13km và chiều rộng khoảng 9km, sản phẩm chính cà-phê. Đồn điền còn có 2000 mẫu ruộng, và cũng chăn nuôi nhiều gia súc với hàng nghìn con trâu, bò, cừu, dê. Trong ý định của ông bà, sẽ chuyển nhà máy dệt về đây khi chiến tranh xảy ra và đây cũng sẽ là cơ sở che dấu các cán bộ cách mạng đang bị truy lùng.
Kinh doanh phát đạt, nhưng ông bà không quên nhiệm vụ người đảm bảo tài chính cho Đảng. Căn nhà 54 Hàng Gai trở thành địa chỉ tin tưởng cho các nhà lãnh tụ cách mạng như Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh, Nguyễn Tạo, .... Năm 1943, ông Nguyễn Lương Bằng vượt ngục Sơn La, bắt liên lạc với ông Vũ Đình Huỳnh, rồi giả làm người buôn tơ tìm đến ông bà Thiện. Khi nghe Nguyễn Lương Bằng - vốn là bạn tù với bà Điền những ngày ở Hải Phòng - nói Đảng đang cần tiền, ông bà Thiện đã mở tủ trao ngay 3 vạn đồng Đông Dương.
Về sự kiện này, năm 1972, khi tiếp ông bà Thiện tại nhà riêng, đồng chí Trường Chinh nhắc lại “Khi nhận được số tiền 3 vạn đồng anh chị gửi cho qua anh Nguyễn Lương Bằng, quỹ Đảng chỉ còn 24 đồng”. Đầu năm 1945, đồng chí Nguyễn Lương Bằng lại viết thư gửi ông bà Đỗ Đình Thiện: “Đảng đang rất cần tiền, nếu có xin gửi ngay”. Bà Thiện đã viết giấy đưa ông Vũ Đình Huỳnh đến một hãng buôn chủ là người Hoa, bạn hàng của bà, lấy 100.000 đồng Đông Dương để chuyển cho quỹ Đảng…
Lo cơ sở in tiền quốc gia
Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám, chính quyền cách mạng mới thành lập đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách. Chính trong thời điểm ngặt nghèo này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký Nghị định số 1 (1/9/1945) cử ông Đỗ Đình Thiện đến Ngân hàng Đông Dương rút số tiền 2,5 triệu đồng để chi vào việc khẩn cấp. Ba hôm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Quốc lệnh số 4, Lập Quỹ Độc Lập và mở Tuần Lễ Vàng “để thu nhận các món tiền và đồ vật mà nhân dân sẵn lòng quyên góp cho chính phủ để ủng hộ nền độc lập quốc gia”.
Ông Đỗ Đình Thiện được cử làm phụ trách quỹ Trung ương ở Hà Nội. Là người giữ trọng trách, ông bà Thiện đã tích cực vận động nhân dân, đặc biệt là giới công thương đóng góp vào Quỹ Độc Lập và Tuần Lễ Vàng. Bản thân ông bà đã gương mẫu, đi đầu trong đóng góp 100 nghìn đồng Đông Dương vào Quỹ Độc Lập và 100 lạng vàng vào Tuần Lễ Vàng.
Hồi đó, nhằm biểu thị lòng tin tưởng của nhân dân đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh, chống lại những âm mưu xuyên tạc của các thế lực thù địch, đồng thời để tăng ngân sách cho chính quyền cách mạng, một cuộc bán đấu giá bức tranh vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức trong buổi bế mạc Tuần Lễ Vàng (23/9/1945). Ông Đỗ Đình Thiện đã chủ động trả 1 triệu đồng để mua bức tranh. Ngay sau khi mua được, ông tuyên bố tặng lại cho thành phố Hà Nội. Vậy là cuộc đấu giá biến thành đám rước chân dung về treo ở trụ sở Ủy ban Thành phố, trở thành cuộc biểu dương lực lượng.
Những ngày cách mạng mới thành công, ngôi nhà 54 Hàng Gai trở thành “Nhà khách chính phủ”, nhiều cán bộ như ông Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt, Bùi Lâm, Bùi Công Trừng, Dương Bạch Mai... đã thường xuyên qua lại, nghỉ ngơi, làm việc, tiếp khách. Phái đoàn Nam Bộ, Phái đoàn phụ nữ Nam Bộ cũng được đón tiếp chu đáo tại đây. Rồi ông bà còn đứng ra giúp Chính phủ tiếp các vị khách đặc biệt như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Cựu hoàng Bảo Đại, Hoàng Thân Xuphanuvong (Lào).
Là trí thức được đào tạo ở Pháp, lại thành đạt, nổi tiếng trong kinh doanh, ông Đỗ Đình Thiện được cử là thành viên của Hội đồng quản trị Đại học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông đã tài trợ tiền cho việc tổ chức một lớp đào tạo hàng trăm cán bộ thanh niên trong ba tháng.
Cũng trong thời gian này, ông bà đã dành Nhà in Tô-panh của mình để cho Chính phủ in tiền. Từ tháng 3 năm 1946, quân Tưởng và Pháp liên tục gây hấn, khiêu khích tìm mọi cách phá hoại cơ sở cách mạng của ta. Để bảo đảm cho việc in tiền, đồng chí Lê Văn Hiến, lúc này là Bộ trưởng Tài Chính, ra lệnh sơ tán một bộ phận của nhà in lên đóng tại đồn điền Chi Nê của gia đình ông Đỗ Đình Thiện. Tháng 11/1946, tình hình căng thẳng hơn, để bảo vệ cho việc in tiền, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra lệnh tháo dỡ, vận chuyển toàn bộ máy móc còn lại ở Hà Nội lên đồn điền Chi Nê.
Tại đây, gia đình ông đã dành một địa điểm thích hợp, đồng thời cho mượn nhà xưởng, máy điện, nước của đồn điền Chi Nê cùng một số kho tàng để đặt nhà máy in. Được sự giúp đỡ của gia đình ông Đỗ Đình Thiện, nhà máy in tiền sớm ổn định được cuộc sống và tổ chức, nhanh chóng tiếp tục sản xuất, in tiền phục vụ công cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong chuyến công tác vào Thanh Hóa đầu năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dừng chân nghỉ tại đồn điền này.
Phát hiện cơ sở in tiền, ngày 24/2/1947, máy bay Pháp đã oanh tạc đồn điền này. Trong hồi ký của mình, Bộ trưởng Lê Văn Hiến viết: “Số thiệt hại về người và máy móc thì không có gì nhưng về vật liệu trong đó thì cũng khá quan trọng, kể cũng đến non hai triệu đồng,.... hai vựa cà phê của ông Đỗ Đình Thiện bị tiêu ra tro, cháy trong 1 tuần lễ vẫn chưa tắt. Trong cuộc kháng chiến này, sự hi sinh của gia đình Đỗ Đình Thiện đối với quốc gia rất lớn, một sự nghiệp to tiêu tan không mấy chốc".
Khi được báo cáo về sự oanh tạc của máy bay Pháp vào đồn điền Chi Nê, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi cho gia đình ông Đỗ Đình Thiện: "Chú thím Thiện. Được tin chú thím, nhà Hiền và các cháu đều bình an, tôi rất vui lòng. Mất của cải không sợ. "Còn trời còn nước còn non, thì còn của cải bà con họ Hồ". Kháng chiến thành công, ta làm ra của khác, chắc chắn hơn”.
Chỉ ít ngày sau trận oanh tạc của máy bay Pháp vào đồn điền Chi Nê, ông Đỗ Đình Thiện đã đưa cả gia đình lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến. Đồn điền Chi Nê được giao lại cho Ban Kinh Tài của Đảng quản lý. Như vậy, có thể nói gia đình ông Thiện đã hiến hết của gia tài cho cách mạng.
Vân Hằng (vietnamnet.vn)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)