Cháu Kim Hoa kính tặng Ông -Bà

Cháu Kim Hoa kính tặng Ông -Bà Blog này, nơi Lưu giữ những bài viết về Cụ Đỗ Đình Thiện- Trịnh Thị Điền

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Dấu ấn Đồn điền Chi Nê

(HBĐT) - Ngày 10/7, Nhà máy in tiền tại Đồn điền Chi Nê (xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình), nơi lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử được Bộ Văn hoá, Thông tin - Du lịch công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia.
Dấu ấn Đồn điền Chi Nê

“Lịch sử oai hùng”
  



Nằm phía Đông Nam tỉnh Hoà Bình, có vị trí cửa ngõ then chốt được nối với một số đường giao thông ®ường sông và đường bộ trọng yếu, Lạc Thuỷ là địa bàn  thuận lợi đón tiếp và bảo vệ nhiều cơ quan Trung ương và đồng bào Hà Nội và các tỉnh đồng bằng về tản cư. Năm 1946, Chính phủ, Hồ Chủ tịch và Bộ Tài chính quyết định chọn Đồn điền Chi Nê của ông Đỗ Đình Thiện là một trong những cơ sở đặt Nhà máy in tiền của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

Trong những năm đầy khó khăn thử thách, Việt Nam đang trong một nền tài chính non yếu, kiệt quệ do hậu quả của gần 100 năm dưới sự đô hộ của Thực dân Pháp. Năm 1946, theo yêu cầu cách mạng, Chính phủ ta phải có một nhà máy in tiền của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nhưng thực dân Pháp từ chối bán nhà in Tô-panh cho Chính phủ ta. Vì vậy, Bộ Tài chính quyết định nhờ ông Đỗ Đình Thiện đứng ra mua lại nhà in Tô-panh và hiến cho chính phủ để lập nhà máy in tiền. Từ đó, chúng ta có một nhà máy in tiền sản xuất ra những đồng tin ®Çu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Lần đầu tiên trong lịch sử, đång tiền của nước Việt Nam độc lập đã ra đời và được lưu hành trên toàn quốc với sự đóng góp không nhỏ của anh chị em cán bộ, công nhân viên thuộc nhà máy in tiền của ở Đồn điền Chi Nê- mà Bác gọi thân mật là “Nhà máy in giấy bạc của chú Thiện”. Sự kiện lịch sử đó đánh dấu một mốc son chói lọi của nền tài chính tiền tệ Việt Nam.

       
                        Tờ bạc cụ Hồ

Tờ bạc Tài chính cụ Hồ ra đời mang theo sứ mệnh lịch sử vô cùng quan trọng: góp phần đấu tranh tiền tệ với địch để bảo vệ nền độc lập dân tộc và trở thành vũ khí đấu tranh trên mặt trận kinh tế- tài chính -tiền tệ, loại bỏ đồng tiền  Đông Dương của thực dân Pháp ra khỏi nước ta, góp phần quyết định vào việc cung cấp nhu cầu vật chất, lưu thông hàng hoá trong cuộc kháng chống Pháp trường kỳ của nhân dân ta.

“Sự cống hiến lớn lao”

 Đến với Đồn điền Chi Nê, chúng ta còn thấy được những cống hiến vô cùng lớn lao của gia đình ông Đỗ Đình Thiện, một nhà tư sản giàu lòng yêu nước đã hi sinh sản nghiệp lớn lao của một gia tộc vì cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của Tổ quốc.

Không chỉ bỏ một số tiền lớn ra mua lại nhà in Tô-panh và hiến cho chính phủ, là nhà tư sản yêu nước, ông bà Thiện luôn ủng hộ và tìm cách giúp đỡ cách mạng khi có cơ hội thích hợp và đã nhiều lần gửi tiền cho quỹ đảng để tổ chức hoạt động cách mạng.

Trước tình trạng của đất nước trong giai đoạn sau giải phóng, Chính phủ ta đang  gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, ông Đỗ Đình Thiện được Bác Hồ tin tưởng, giao cho phụ trách Quỹ Độc Lập nhằm thu góp số vàng trong nhân dân, gia đình ông đã góp 100 lạng vàng (trong khi cả nước quyên góp được hơn 300 lạng). Ông còn mua đấu giá bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do hoạ sĩ Nguyễn Sáng vẽ với giá 1 triệu đồng Đông Dương và tặng ngay cho Uỷ ban Kháng chiến hành chính Hà Nội, biến cuộc đấu giá trở thành lễ rước chân dung Chủ tịch, cổ vũ rất lớn lòng tin yêu đối với lãnh tụ.

Không những thế, sau khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, phong trào Nam tiến hướng về miền Nam, chi viện sức người, sức của cho cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở nam vĩ tuyến 16  bùng lên mạnh mẽ, công tác đảm bảo hậu cần cho các đoàn quân Nam tiến chủ yếu dựa vào sự đóng góp, hỗ trợ của nhân dân. Chính trong thời gian này, Đồn điền Chi Nê của ông Đỗ Đình Thiện không chỉ trở thành một địa chỉ dừng chân cho một số đơn vị giải phóng trên đường hành quân đánh giặc mà còn là cơ sở cung cấp lương thực, thực phẩm, trú quân cho các đơn vị lực lượng vũ trang 2 và còn là “binh trạm” cho các đơn vị giải phóng quân, vệ quốc đoàn, “trạm giao liên” nơi dừng chân của nhiều cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước. Riêng vụ mùa 1946-1947, ông bà Thiện đã ủng hộ Vệ quốc đoàn Chiến khu 2 toàn bộ sản lượng thóc trong vụ mùa đó của cả đồn điền là 200 tấn  để nuôi quân.

Tấm lòng cao cả của ông bà Đỗ Đình Thiện đã trở thành một bài học vô cùng ý nghĩa không chỉ với con cháu mà còn với tất cả mọi người, đó là bài học về tinh thần xả thân vì Tổ Quốc, tấm lòng vì dân tộc, thát độ sống cao quý không màng danh lợi mà vị tình nghĩa, vị nhân sinh.

Năm 1947, Đồn điền Chi Nê còn vinh dự được đón Bác Hồ về tham và nghỉ lại tại ngôi nhà trung tâm của đồn điền hai ngày 19 và 21/2. Tại nơi đây, Bác đã an ủi động viên, dạy bảo ân cần cán bộ công nhân viên và nhân dân huyện Lạc Thuỷ làm cho nh©n d©n càng vững tin vào đường lối cách mạng của Đảng, cổ vũ mọi người trong phong trào thi đua đánh giặc của nhân dân, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Chiến tranh đã lùi lại 30 năm những dấu ấn của nó còn in đậm lại nơi đây như nhắc nhở chúng ta về một thời kỳ lịch sử. Đồn điền Chi Nê không chỉ là chứng tích về một con người, một gia đình mà còn là chứng tích về một thời kỳ cách mạng hào hùng của  cả dân tộc và ngày nay, chúng ta cần gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị to lớn đó.
                                                                                          
                                                                             Hồng Tú

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét